Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Gốm sứ Nhật Bản Cao Cấp

Cố đô Kyoto cổ kính với nhiều di tích lịch sử, văn hóa, những ngôi chùa lâu đời và những con đường tĩnh lặng truyền thống gợi lên hình ảnh Nhật Bản cổ xưa và nơi đây còn là quê hương của gốm sứ Nhật. Ai đến thăm Kyoto đều ngỡ ngàng vì hòa trong màu xanh bạt ngàn của những cánh đồng chè là một thế giới đầy màu sắc của gốm sứ… Cùng  Gốm Sứ Nhật Bản  thăm vùng gốm sứ Kyoto của xứ sở hoa anh đào nhé.

Một cửa hiệu trưng bày bên ngoài những chú chồn gốm xinh xắn đủ mọi kích cỡ, với hai đôi mắt tròn to, đầu đội mũ nơ, đeo chiếc túi in hình chữ Phúc. Chồn trong tiếng Nhật là Tanuki, biểu tượng cho phú quí. Trong mỗi gia đình Nhật Bản, chú chồn gốm thường được trưng bày ở góc trang trọng. Người Nhật Bản tin rằng sự Tanuki mang đến nguồn nước sạch hơn, không khí trong lành hơn, tránh được tai ương và làm ăn phát đạt.

Hiện nay, Nhật Bản có khoảng 54 địa phương sản xuất gốm, và 4 vùng sản xuất gốm nổi tiếng nhất là Kyoto, Yokohama, Nagoya, Nagasaki. Lịch sử gốm sứ Nhật Bản cũng theo dòng chảy của lịch sử gốm sứ Trung Hoa cách đây 4000 năm. Thời Edo (từ năm 1624 đến 1683) là thời kỳ nghệ thuật gốm sứ Nhật Bản phát triển hưng thịnh nhất, các nghệ nhân Nhật Bản đã sáng tạo ra các loại gốm xanh, gốm trắng, cách nhuộm gốm và hoa văn trên gốm. Đồng thời, những loại tranh gốm nổi tiếng của Nhật Bản cũng ra đời vào thời gian này như tranh gốm Taniyaki, tranh gốm Nabesima nổi tiếng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Gốm Kyoto thường là gốm màu mỏng nhẹ, ít hoa văn hơn gốm Bát Tràng. Nghệ nhân Sato trên tay cầm sản phẩm gốm Kamado cho biết để tạo ra sản phẩm gốm này phải rất công phu từ việc chọn chất đất làm gốm, cách nhào nặn đất, tráng men gốm cho tới giai đoạn nung trong lò gốm truyền thống bằng đất, nhiệt độ phải đạt tới 1300 độ C. Ông Sato cho biết sản phẩm nồi gốm Kamado và chú chồn gốm Tanuki tại mảnh đất Kyoudo này là nổi tiếng và bán chạy nhất trên toàn Nhật Bản.

Một chiếc đĩa gốm in hình con chim đậu trên lá tre của Việt Nam, có niên đại thế kỷ thứ 15 được trưng bày tại viện bảo tàng quốc gia Tokyo và Kyu-shyu.

Ngân Mai (Theo Hathuson)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

>Copyright © 2014 Ban si gốm sứ nhật bản | Designed With By |
Scroll To Top